Đáng chú ý, thống kê trong 2 tuần(từ 23 tháng Chạp đến ngày mùng 5 Tết), bệnh viện này tiếp nhận 635 ca tai nạn giao thông, trong đó chỉ 2 trường hợp có dùng rượu bia.
So với kỳ nghỉ Tết năm ngoái, số lượng cấp cứu chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy không chênh lệch quá nhiều (kỳ nghỉ Tết năm nay giảm 20 ca). Tuy nhiên, số ca tai nạn giao thông chuyển vào giảm 15,6%; số lượng tai nạn sinh hoạt, đánh nhau, ngộ độc các loại đều giảm so với cùng thời gian nghỉ Tết trước đó.
Ngoài ra, theo thông tin từ Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), trong 7 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn, các ê-kíp trực đã tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân đột quỵ cấp nhập viện. Các bác sĩ tiến hành điều trị can thiệp và tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cho 47 trường hợp.
Trong số đó, 162 bệnh nhân may mắn phục hồi tốt và xuất viện ngay trong Tết, hiện vẫn còn 195 bệnh nhân đột quỵ đang được điều trị tại đây.
Các bệnh viện trên cả nước tiếp nhận không ít trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa chỉ sau chầu nhậu tới bến. Đặc biệt, tính mạng có thể bị đe dọa nếu người dân uống phải rượu không chuẩn, kém chất lượng, có methanol.
Theo bác sĩ Nguyễn Bá Hưng, Hội Y học Giới tính Việt Nam, rượu bia quá độ còn khiến chất lượng con giống suy giảm, dễ dẫn đến những sự cố, tai nạn phòng the ngoài ý muốn.
Uống nhiều rượu, bia, nhưng không ít người lại quên việc uống đủ nước. Thiếu nước có thể gây ra các tác hại như táo bón, giảm chức năng thận và sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và rối loạn tâm thần. Nhiều người trong ngày thấy mệt mỏi, đau đầu, căng thẳng thần kinh... một phần do thiếu nước, gây rối loạn điện giải.
Nước rất quan trọng cho việc duy trì làn da khỏe mạnh, giảm cảm giác đói và tăng cường trao đổi chất. Ngày Tết, nước cũng là giải pháp vượt qua cơn say, mệt mỏi sau cuộc nhậu.
Ăn ít rau, nhiều thịt
Vào dịp lễ Tết, những người nội trợ thường dự trữ các loại thức ăn giàu chất đạm để dùng như giò chả, nem, lạp xưởng, thịt các loại,... mà xem nhẹ các loại rau xanh và hoa quả.
Trong thời gian này, mọi người nghỉ ngơi nhiều hơn, nhu cầu năng lượng về cơ bản ít hơn so với ngày thường. Tuy nhiên, việc cung cấp năng lượng trong dịp Tết lại quá nhiều so với nhu cầu, trải đều từ sáng tới đêm khuya. Các loại thực phẩm đặc trưng lại có năng lượng rất cao, chế độ ăn nhiều đường, chất béo béo, đạm động vật từ thịt cá, ít rau xanh chính là thủ phạm cho việc tăng cân, gia tăng tái phát bệnh mạn tính.
Các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo trong bữa ăn ngày Tết cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn tăng cường rau quả, hạn chế thịt, phủ tạng động vật, hải sản, rượu bia, bánh kẹo ngọt. Cần duy trì ăn uống đa dạng thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm và cân đối các chất dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.
Đối với người thừa cân béo phì, bị bệnh hoặc có nguy cơ bị các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, gout... cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ điều trị.
Thức khuya, ngủ không đủ giấc, lười tập thể dục
Dành phần lớn thời gian nghỉ lễ cho việc vui chơi, ăn uống, do vậy, nhiều người sẽ có rất ít thời gian để tập thể dục, vận động. Nếu đã quen với việc vận động mỗi ngày, việc dừng luyện tập sẽ khiến bạn mệt mỏi, cộng với việc ăn uống, ngủ nghỉ không điều độ càng làm trầm trọng hơn những vấn đề đó. Bác sĩ khuyên người dân cần duy trì vận động cơ thể 15-30 phút mỗi ngày.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với sức khỏe và tinh thần. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc sẽ kéo theo rất nhiều biến chứng như người mệt mỏi, đầu lâng lâng, thường xuyên tăng hoặc tụt huyết áp, dễ trầm cảm, nghiêm trọng hơn là dẫn đến bệnh tim, suy giảm trí nhớ,… Vì vậy, bạn nên đi ngủ trước 11h đêm và ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày, kể cả dịp Tết. Thức khuya còn là cách tàn phá nhan sắc, khiến da xỉn màu, nổi mụn, đồng thời lão hóa nhanh chóng.
Tại Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ TT&TT nhiệm vụ “Tổ chức tôn vinh dịch vụ công chất lượng nhất, dịch vụ công thu hút được sự tham gia rộng rãi nhất, cơ quan nhà nước vận hành tối ưu nhất, vấn đề phát triển kinh tế - xã hội đã giải quyết có kết quả đột phá nhất và cơ quan nhà nước phát triển Chính phủ số tốt nhất”.
Theo Cục Chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT, thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Bộ sẽ đánh giá, lựa chọn các dịch vụ công trực tuyến xuất sắc của các bộ, tỉnh cùng những giải pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiêu biểu để tổ chức tôn vinh vào Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10 năm nay.
Để chuẩn bị cho việc này, mới đây Bộ TT&TT đã đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn và đề xuất 10 dịch vụ công trực tuyến xuất sắc của năm 2022 và năm 2023, bao gồm 5 dịch vụ công trực tuyến dành cho người dân và 5 dịch vụ công trực tuyến dành cho doanh nghiệp.
Các tiêu chí để các bộ, ngành, địa phương lựa chọn đề xuất những dịch vụ công trực tuyến xuất sắc, theo khuyến nghị của Bộ TT&TT, trong đó trước tiên phải là dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo quy định tại Nghị định 42 năm 2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Cùng với đó, các dịch vụ công trực tuyến được lựa chọn còn phải có hiệu quả sử dụng tốt, đáp ứng một trong các tiêu chí: Được nhiều người sử dụng, thể hiện bằng việc có số lượng hồ sơ trực tuyến cao nhất tính trong các năm 2022 và 2023; được người dân, doanh nghiệp đánh giá mức độ hài lòng cao, từ 90% trở lên; góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian cho người sử dụng dịch vụ và cơ quan nhà nước.
Các bộ, ngành, địa phương cần gửi danh sách đề xuất 10 dịch vụ công trực tuyến xuất sắc của bộ, tỉnh mình về Cục Chuyển đổi số quốc gia trước ngày 31/8. Bộ TT&TT đề nghị các bộ, tỉnh giao cơ quan chuyên trách về CNTT làm đầu mối triển khai việc này.
Trên cơ sở đề xuất các bộ, tỉnh, Bộ TT&TT sẽ tổ chức đánh giá, thẩm định và lựa chọn những dịch vụ công trực tuyến và giải pháp cung cấp dịch vụ công trực tuyến xuất sắc, sẽ được vinh danh trong Ngày Chuyển đổi sốquốc gia năm 2023.
Trong báo cáo tháng 7 về tình hình chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cho biết, thời gian vừa qua, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp tục đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số dịch vụ đủ điều kiện đã đạt 90,66%.
Với riêng Cổng dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn, đến nay cổng đã cung cấp 4.460 dịch vụ công trực tuyến; có hơn 8,5 triệu tài khoản; hơn 224 triệu hồ sơ đồng bộ; hơn 19,2 triệu lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích; 21,9 triệu hồ sơ trực tuyến từ cổng; hơn 12,2 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 6,639 nghìn tỷ đồng; hơn 333 nghìn cuộc gọi tới tổng đài.
Trong trao đổi tại tại họp báo thường kỳ tháng 8 của Bộ TT&TT, ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia nhấn mạnh, về phát triển Chính phủ số, một việc đặc biệt quan trọng trong các tháng cuối năm nay là tiếp tục thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình; đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp để nâng cao chất lượng cung cấp và hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
“Hiện nay, tỷ lệ người dân thực sự nộp hồ sơ trực tuyến từ nhà, toàn trình vẫn còn rất thấp. Bộ TT&TT mới đây đã tiếp tục có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về 20 nhiệm vụ trọng tâm, cần được triển khai ngay để nâng cao hiệu quả cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến theo hướng toàn trình”, ông Nguyễn Phú Tiến chia sẻ.